QUAN HỆ VIỆT NAM - THÁI LAN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có mối quan hệ láng giềng
lâu đời, liên tục với các liên hệ phong phú, đa tầng. Thiết lập quan
hệ ngoại giao từ năm 1976, mối quan hệ hai nước bắt đầu khởi sắc từ
sau chuyến thăm chính thức Thái Lan của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm
1978. Trong giai đoạn 1979 – 1989, trước nguy cơ đe dọa chiến
tranh ở cả hai đầu của đất nước, trước sự bạo tàn diệt chủng của
Khme Đỏ đối với nhân dân Việt Nam và Campuchia. Quan hệ Việt – Thái bước
sang giai đoạn mới với sự trở lại của tình trạng đối đầu. Quan hệ
giữa hai nước trong giai đoạn này chủ yếu xoay quanh và lên xuống theo
diễn biến của sự kiện Campuchia. Năm 1985 là năm bắt đầu có nhiều thay
đổi trong lịch sử quan hệ quốc tế. Đã xuất hiện những cơ hội và điều
kiện mới cho việc chấm dứt chiến tranh lạnh.
Thời gian từ 1985-1989, mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các diễn biến này. Sự đối đầu giảm bớt, xu thế hòa dịu và tăng cường đối thoại tăng dần, tuy nhiên hòa dịu mới xuất hiện nhưng chưa đủ để tạo ra những thay đổi cơ bản. Trong thời kỳ từ 1989 – 2000, mối quan hệ Việt – Thái đã bắt đầu thời kỳ cải thiện quan hệ và phát triển hợp tác; trong đó có dấu mốc quan trọng vào tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đây cũng chính là nền tảng cho sự phát triển tiếp tục của mối quan hệ này. Bước sang thể kỷ XXI, sự hợp tác và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Thái Lan ngày càng bền vững và đóng góp nhiều hơn trên các lĩnh vực an ninh – chính trị và kinh tế. Một sự kiện lớn nhất trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam Thái Lan là ngày 16/2/2004 Bộ Ngoại giao ra thông cáo chung, sau phiên họp nội các chung giữa hai nước diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam và Nakhon Phanom, Thái Lan, hai bên đã ký kết được rất nhiều văn bản quan trọng; đây là những văn kiện quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hóa giáo dục giữa hai nước trong tương lai.
Thời gian từ 1985-1989, mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các diễn biến này. Sự đối đầu giảm bớt, xu thế hòa dịu và tăng cường đối thoại tăng dần, tuy nhiên hòa dịu mới xuất hiện nhưng chưa đủ để tạo ra những thay đổi cơ bản. Trong thời kỳ từ 1989 – 2000, mối quan hệ Việt – Thái đã bắt đầu thời kỳ cải thiện quan hệ và phát triển hợp tác; trong đó có dấu mốc quan trọng vào tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đây cũng chính là nền tảng cho sự phát triển tiếp tục của mối quan hệ này. Bước sang thể kỷ XXI, sự hợp tác và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Thái Lan ngày càng bền vững và đóng góp nhiều hơn trên các lĩnh vực an ninh – chính trị và kinh tế. Một sự kiện lớn nhất trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam Thái Lan là ngày 16/2/2004 Bộ Ngoại giao ra thông cáo chung, sau phiên họp nội các chung giữa hai nước diễn ra tại Đà Nẵng, Việt Nam và Nakhon Phanom, Thái Lan, hai bên đã ký kết được rất nhiều văn bản quan trọng; đây là những văn kiện quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hóa giáo dục giữa hai nước trong tương lai.
Năm 2013, Việt Nam và Thái Lan chính thức nâng cấp mối quan hệ
lên tầm “đối tác chiến lược”, đánh dấu bước phát triển quan trọng của
mối quan hệ hợp tác song phương. Đặc biệt gần đây khi diễn biến về
xung đột Biển Đông đang trở thành đề tài nóng của an ninh trong khu
vực thì việc xây dựng mối quan hệ bền chặt của hai nước càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết.
Authors:
Tạ, Thị Nguyệt Trang | |
Keywords: | Quan hệ quốc tế Việt Nam Thái Lan |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | H.: ĐHKHXH&NV |
Description: | 110 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33554 |
Nhận xét
Đăng nhận xét